
ĐIỂM DANH CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP TỐT NHẤT TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT
Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt chính vì thế thay vì dùng gỗ tự nhiên để sản xuất nội thất với chi phí cao thì xu hướng khách hàng hiện nay lựa chọn đó chính là các loại gỗ công nghiệp. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau khiến người tiêu dùng phải “đau đầu” trong việc lựa chọn. Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn gỡ rối trong vấn đề này, cùng theo dõi nhé!
1. Cốt gỗ ván dăm MFC
Trong các loại gỗ công nghiệp, đây là chất liệu được ưa chuộng trong sản xuất nội thất bởi cốt gỗ ván dăm MFC có độ bền cơ lý cao, phong phú về chủng loại có kích thước bề mặt rộng. Gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Dòng vật liệu này hiện có rất nhiều loại như: cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.
Bề mặt gỗ ván dăm không mịn nên chỉ bằng mắt thường khách hàng cũng rất dễ để nhận ra. Hiện nay, dòng chất liệu này đa phần được chế tác ra các sản phẩm: bàn làm việc, tủ đều sử dụng loại cốt này.
2. Cốt gỗ ván mịn MDF
MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Nguồn liệu sản xuất giống như cốt gỗ ván dăm nhưng cốt gỗ ván mịn lại có tiêu chuẩn về độ dày khác nhau như: 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Trong đó, quy chuẩn về kích thước tấm ván là 1220mm x 2440mm.
Đúng như tên gọi của mình cốt gỗ ván mịn có bề mặt nhẵn nhụi, bằng phẳng. Với dây chuyền công nghệ sản xuất phức tạp hơn, nên MDF có giá thành cao hơn so với gỗ ván dăm.
Các loại gỗ công nghiệp ván mịn MDF được phân loại dựa theo chủng loại làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia l:
- MDF sản xuất ra các sản phẩm nội thất dùng trong nhà
- MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
- MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều.
- MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer).
Màu sắc của cốt gỗ ván mịn bắt mắt, có thể sơn nhiều màu khác nhau tạo nên những sản phẩm nội thất yêu cầu cao về tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó chất liệu gỗ dễ gia công có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt nên được đông đảo khách hàng lựa chọn.
3. Gỗ ván ép HDF
Đây là loại gỗ được chế tạo bằng cách dùng bột gỗ trộn keo ép lại với cường độ nén cực cao có nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ C trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Tấm gỗ HDF có kích thước trung bình khoảng 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Lớp phủ trên bề mặt gỗ thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt. Với khả năng cách âm tốt, gỗ ván ép thường được sản xuất đồ nội thất trong phòng ngủ, phòng học, phòng bếp…. Bên cạnh đó, gỗ ván ép HDF còn sở hữu một số các tiêu chí nổi bật như:
- Chống mối mọt, không bị cong vênh so với gỗ tự nhiên.
- Màu sắc và vân gỗ ván ép thật, giống gỗ tự nhiên 100%.
- Bề mặt gỗ nhẵn bóng và đồng nhất.
- Độ cứng của gỗ cao
Đây là chất liệu tuyệt vời để sản xuất đồ nội thất và ngoại thất trang trí cho ngôi nhà của bạn. Đồng thời, với tính ổn định cao, bề mặt gỗ mịn nên gỗ ván ép HDF còn được ứng dụng để làm gỗ lát sàn nhà.
4. Cốt gỗ ghép thanh Finger
Đặc trưng của cốt gỗ ghép thanh (gỗ Finger) đó là được sản xuất từ gỗ trồng ngắn hạn như: Keo, cao su, hồi, tần bì.. Sau khi thu hoạch, các cành cây này được cắt từng đoạn thẳng nhỏ, sau đó đưa vào máy làm mộng, tạo mộng âm dương như các ngón tay.
Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền thiết bị hiện đại sẽ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và các sản phẩm khác. Gỗ ghép thanh giữ được độ đặc chắc và vân tự nhiên so với gỗ tự nhiên, lại được gia công công nghiệp nên không bị cong vênh co ngót, không bị mối mọt. Gỗ ghép thanh thường không cần lớp phủ bề mặt (Veneer, Melamine, Laminate,…) mà được sơn phủ và dùng như gỗ tự nhiên. Hiện nay, gỗ công nghiệp Finger chiếm được 80% sự tin tưởng lựa chọn của khách hàng bởi giá thành hợp lý, chất lượng cao.
Lựa chọn các loại gỗ công nghiệp kể trên để sản xuất nội thất giúp quý khách hàng sở hữu được những sản phẩm đẹp với chi phí thấp và vẫn đảm bảo về chất lượng và tính thẩm mỹ. Liên hệ qua Hotline để nhận tư vấn và đặt hàng sản xuất nội thất theo yêu cầu mà bạn mong muốn.