
THIẾT KẾ NHÀ BẾP, NHÀ VỆ SINH ĐÚNG PHONG THỦY
Phòng bếp, nhà vệ sinh là những phân khu chức năng quan trọng trong thiết kế tổng thể ngôi nhà. Hơn nữa, đây là những nơi có ý nghĩa phong thủy rất lớn, vì thế, việc tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm hữu ích trong việc thiết kế phong thủy nhà bếp, nhà vệ sinh thực sự cần thiết. Bởi những điều này không chỉ giúp ngôi nhà của bạn hoàn hảo về mặt thẩm mỹ mà còn góp phần cản thiện vận mệnh, giải tỏa xung – tà khí, mang đến may mắn trong cuộc sống cho gia chủ. Dưới đây là những thông tin chi tiết, hãy cùng tham khảo!
Nguyên tắc chung cần ghi nhớ khi thiết kế nhà bếp, nhà vệ sinh
Tuyệt đối không thiết kế nhà bếp đối diện nhà vệ sinh
Theo phong thủy đây là điều cấm kỵ trong thiết kế nội thất nhà ở. Nguyên nhân bởi căn phòng bếp tượng trưng cho tài lộc, sự vương giả, nơi cả gia đình quây quần, tụ họp của các thành viên trong gia đình. Ngược lại, nhà vệ sinh lại là nơi ẩm ướt, không sạch sẽ, nhiều uế khí. Chính vì thế, nếu thiết kế hai khu vực này đối diện với nhau sẽ gây xung khắc, tài lộc của gia chủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên các gia chủ cần chú ý tới điều này.
Tránh thiết kế cửa nhà bếp đối diện cửa ra vào
Cửa đối cửa là điều tối kỵ cận phải tránh trong thiết kế, xây dựng nhà ở nên chúng ta không được xem thường. Hơn nữa nếu thiết kế cửa nhà bếp đối diện cửa ra vào hoặc cửa sau nhà sẽ gây tiêu hao tài sản, của cải ngày càng thâm hụt, thất thoát tài lộc và may mắn cho gia chủ trong cuộc sống và công việc.
Bên cạnh đó, việc thiết kế cửa bếp đối diện thẳng ra cửa nhà hoặc cửa phía sau sẽ khiến không gian sống của bạn mất đi sự tự nhiên, tính riêng tư trong sinh hoạt hàng ngày khi làm các công việc như: nấu nướng, ăn uống, tụ tập bạn bè…
Không thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh đặt cạnh nhau
Tương tự như trên, nhà vệ sinh được thiết kế đặt cạnh nhà bếp cũng là điều tối kỵ nhất để mang lại giá trị phong thủy cho gia đình bạn.
Lựa chọn phương án phù hợp để hóa giải vận hạn khi phòng bếp đặt cạnh nhà vệ sinh
Trong cuộc sống hiện đại, người trẻ có xu hướng phần lớn sinh sống trong các tòa nhà chung cư. Tuy nhiên, ở đây gặp phải phải mặt hạn chế đó là diện tích căn hộ nhỏ khiến nhiều người phải loay hoay không biết thiết kế nội thấy sao cho hợp lý, tiết kiệm không gian nhất. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải sắp xếp khu nhà bếp cạnh nhà vệ sinh thì gia chủ hãy chú ý thiết kế sao cho đơn giản, tránh rườm rà nhằm đảm bảo tối ưu công năng sử dụng đơn giản nhất. Mặt khác, để hóa giải những hệ quả không tốt do thiết kế nhà vệ sinh đặt cạnh nhà bếp để lại thì chủ nhà cũng cần lưu ý những điều sau:
- Ra vào đóng kín cửa nhà vệ sinh để ngăn tụ khí xấu tràn ra bên ngoài ngôi nhà, đặc biệt sang phòng bếp.
- Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, thơm tho, khô ráo, lắp quạt thông gió để tạo sự thông thoáng cho nhà vệ sinh.
- Tạo điểm nhấn giữa hai khu vực này (đồ vật, họa tiết trang trí…) để thu hút nguồn năng lượng tích cực nhằm dung hòa mặt tiêu cực, từ đó tạo sự hài hòa về mặt phòng thủy và gia tăng thêm giá trị về tính thẩm mỹ tại không gian nhà bếp sát phòng vệ sinh.
Cách bố trí nội thất theo phong thủy trong từng khu vực
Hướng dẫn bày trí nội thất nhà bếp
Tại không gian nhà bếp, bạn nên lựa chọn đồ nội thất có màu sáng làm chủ đạo, cùng tông với màu sơn tường, nền nhà để căn phòng trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn về tầm nhìn. Tuy nhiên, để tránh tạo cảm giác nhàm chán với những gam màu quá an toàn, nhạt nhòa gia chủ hãy tạo điểm nhấn bằng một vài gam màu sặc sỡ hoặc những món đồ nội thất hiện đại, chi tiết trang trí lạ mắt, trìu tượng để thu hút sự chú ý của người nhìn.
Thiết kế những kệ lưu trữ nhỏ, giá treo đồ đặt trong phòng bếp để đảm bảo sự ngăn nắp, gọn gàng cần thiết cho khu vực nấu nướng cũng như tận dụng không gian trống phía trên một cách tối đa nhất.
Tại khu vực bếp cần duy trì tình trạng “sạch bong sáng bóng”, không dầu mỡ, tránh ẩm mốc bụi bặm bởi đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng vệ sinh món ăn mà bạn chế biến, tiếp đến là sức khỏe của từng thành viên trong gia đình bạn.
Hệ thống nội thất nhà bếp cần được sắp xếp hợp lý, thuận tiện trong việc chế biến, nấu nướng món ăn cho người nội trợ. Đặc biệt, không được đặt bếp nấu ăn dưới ngầm cầu thang hoặc thanh chắn ngang trên trần nhà bởi điều này sẽ đè nín tụ khí khiến chúng không thoát ra bên ngoài được sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gặp khó khăn trong công việc.
Tiếp theo, hãy nhanh chóng sửa chữa các vòi nước bị hư hỏng, rò rỉ trong phòng bếp vì điều này đồng nghĩa với việc gia đình bạn đang và sẽ bị thất thoát của cải.
Theo thuật phong thủy, tốt nhất bạn nên sắp xếp khu bếp, bồn rửa bát và tủ lạnh thẳng hàng nhau theo thứ tự này, cùng nằm về một hướng vách tường là phương án tốt nhất.
Một số lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh
Gia chủ tuyệt đối không không được đặt nhà vệ sinh ở giữa, trung tâm của căn hộ/ ngôi nhà. Nếu đặt ở vị trí này thì toàn bộ không gian sống của gia đình đều bị ám khí xấu, ảnh hưởng tới vận khí của các thành viên trong gia đình.
Không nên dựa đầu giường vào tường nhà vệ sinh vì như thế sẽ khiến bạn gặp phải những chuyện phị thi không đáng có, suy nghĩ, định hướng trong công việc không được hanh thông, sáng suốt.
Đặc biệt, các hộ gia đình nên thiết kế nhà vệ sinh có cửa thông gió, nhiều ánh sáng tự nhiên thì càng tốt. Đồng thời, bạn cũng nên đặt một chậu cây xanh như: cây trầu bà, cây lưỡi hổ, cây lan ý, cây thường xuân leo… các loại cây này vừa dùng để trang trí vừa có tác dụng thanh lọc không khí, khử mùi giúp nhà vệ sinh của gia đình bạn luôn thoáng mát, sạch sẽ.
Về màu sắc, bạn nên chọn những màu sắc sáng, dịu mát mang tính dương để trang trí nhà vệ sinh: trắng, vàng nhạt, xanh nhẹ… tránh sử dụng gam màu tối mang nhiều âm khí không tốt.
Với những thông tin hữu ích trên đây, hi vọng các bạn đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm để lên ý tưởng thiết kế nội thất không gian sống mơ ước của mình theo đúng phong thủy và sở hữu giá trị thẩm mỹ cao nhất.